Trẻ điều trị cúm A tại nhà: Cần trở lại bệnh viện khi nào??

Trẻ điều trị cúm A tại nhà: Cần trở lại bệnh viện khi nào??

Cúm A là một trong những loại cúm mùa  phổ biến nhất và có mức độ nguy hiểm cao nhất và đặc biệt cần phải lưu ý nếu người mắc là trẻ em. Tuy nhiên không phải bậc cha mẹ nào cũng nắm rõ những triệu chứng và biến chứng do cúm A gây ra ở trẻ. Bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ xác định thời điểm trẻ bị cúm A khi nào cần đến bệnh viện cũng như cách điều trị và phòng ngừa cúm A.

  1. Cúm A là gì

Cúm A là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây ra. 

Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường do triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, Cúm A thường diễn tiến  triển nhanh và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có nguy cơ cao bùng phát thành dịch và đại dịch.

virus cúm A thường lây qua đường hô hấp: khi bệnh nhân nói chuyện, ho, hắt hơi, làm bắn các dịch tiết ra môi trường. Người xung quanh khi hít phải các giọt bắn này sẽ bị lây bệnh. Ngoài ra, virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus, sau đó chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

Ngoài ra Cúm A còn lây qua bề mặt tiếp xúc thông qua việc sử dụng chung đồ vật với người mắc bệnh

Với tốc độ lây lan nhanh, khả năng sống sót lâu và thời gian ủ bệnh ngắn, cúm A từng là nỗi ám ảnh của nhân loại, gây ra các đại dịch trên thế giới.

 

2. Trẻ mắc cúm A khi nào cần đến bệnh viện?

Khi bị nhiễm virus cúm A, trẻ thường có các triệu chứng tương tự như viêm nhiễm đường hô hấp khác, bao gồm:

  • Sốt vừa đến sốt cao trên 38,5 độ C

  • Ho, sổ mũi, hắt hơi, đau họng

  • Chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi

  • Đau đầu

  • Đau cơ, nhức mỏi cơ thể.

Cha mẹ cần chú ý đến triệu chứng sốt ở trẻ. Nếu trong trường hợp trẻ sốt liên tục cao và khó hạ, có nguy cơ co giật. Thì ba mẹ hãy đưa ngay bé đến cơ sở y tế để khám, tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, hen phế quản, viêm cơ tim, viêm phổi, thậm chí tử vong.

Các trẻ mắc bệnh mãn tính như hen, tim mạch, béo phì, bệnh bẩm sinh, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao hơn tử vong khi mắc cúm A.

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các triệu chứng cúm ở trẻ.Trẻ bị cúm A cần đến bệnh viện trong các trường hợp sau:

  • Thường xuyên nôn trớ.

  • Da mặt xanh xao, môi tái nhợt.

  • Khó thở, thở rút ngực, thở nhanh.

  • Bỏ bú, tri giác thay đổi, ngủ li bì khó đánh thức.

  • Đau ngực, sốt cao khó hạ.

  • Bị co giật.

  • Tiểu ít hoặc không có nước tiểu trong vòng 8 giờ.

Khi trẻ bị cúm A, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng và đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào trong số trên. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng virus như Tamiflu, mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

3. Cách điều trị cúm A ở trẻ em

Nếu được điều trị sớm và đúng cách, phần lớn các bé mắc cúm A sẽ bình phục sau 7 - 10 ngày. Nếu chỉ bị nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, trừ những trường hợp diễn biến nặng thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị chuyên sâu. 

3.1. Đối với điều trị tại nhà 

Khi được chỉ định điều trị cúm A tại nhà cho trẻ, các bậc  ba mẹ cần tuân thủ các biện pháp và chế độ của bác sĩ như sau:

  • Bé cần được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.

  • Lau người cho bé bằng nước ấm thay vì nước lạnh.

  • Vệ sinh đường thở cho bé bằng nước muối sinh lý để giúp bé dễ thở hơn.

  • Tăng cường cho trẻ bú sữa (đối với trẻ chưa ăn dặm) và bổ sung nước ấm, nước trái cây cho trẻ lớn hơn.

  • Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng đúng cách để tăng sức đề kháng.

  • Không tự ý dùng thuốc ngoài đơn kê của bác sĩ.

  • Mặc quần áo cho trẻ có chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi.

  • Tránh lây nhiễm chéo trong nhà bằng cách cho trẻ sinh hoạt trong một phòng thông thoáng và áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm.

3.2. Trường hợp điều trị tại viện

Nếu sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà triệu chứng không cải thiện sau 7 ngày thì chứng tỏ bệnh đang có chuyển biến xấu, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu diễn biến nặng, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ cần tuân thủ đúng loại thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi loại thuốc.

Cúm A không phải là một bệnh lý tầm thường và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, do đó mỗi gia đình cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như tiêm vắc xin đúng lịch và thực hiện các thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Bài trước Bài sau