Cúm A - Căn bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ

Cúm A - Căn bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ

Cúm A là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam trong thời điểm giao mùa và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi các biến chứng của chúng. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên thường dễ mắc cúm . Diễn biến của bệnh tiến triển nhanh, khi trẻ không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm 

1.   Cúm A ở trẻ là gì?

Cúm A ở trẻ nhỏ là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do một số chủng virus cúm A gây ra (như : A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9, A/H3N2). Và là một trong những loại Cúm hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là vào thời điểm giao mùa đông- xuân. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan bởi trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng diễn ra quanh năm, số ca bệnh cúm tăng cao bất thường vào mùa hè. 

Đặc biệt cúm A có khả năng lây nhiễm cao: thường lây lan trên động vật như gà, chim, lợn, động vật có vú,… và có thể nhanh chóng lây sang người hoặc là từ người sang người.

2.              Các triệu chứng bệnh cúm A ở trẻ

Các dấu hiệu triệu chứng của cúm A thường dễ nhẫm lẫn với cảm lạnh thuông thường có những dấu hiệu như: ho, hắt hơi, đau họng khiến ba mẹ chủ quan. Tuy nhiên khi bị mắc cúm A thì các bé có thêm những dấu hiệu cảnh báo như sau:

  • Trẻ có dấu hiệu sốt từ vừa đến sốt cao trên 38,5 độ C

  • Trẻ trở nên quấy khóc hơn, bỏ ăn, bỏ chơi

  • Khi bị ho kèm theo viêm họng nhẹ, đau họng

  • Hắt hơi kèm theo dấu hiệu chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

  • Đau mỏi các cơ và tăng cảm giác mệt mỏi.. 

Đặc biệt với những em bé dưới 24 tháng tuổi khi bị cúm A biểu hiện đầu tiên sẽ là sốt nhẹ đến sốt cao 38.5 trở lên và cảm giác đau đầu đi kèm với quấy khóc, mệt mỏi, ho,... Ngoài ra, trẻ cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước,...Khi  cúm A biến chuyển nặng sẽ sốt cao từ 39 độ C trở lên kèm theo bỏ ăn, bỏ bú, chân tay lạnh. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng phụ như thở nhanh, ngủ li bì, thậm chí bao gồm cả sốt cao kèm theo co giật, suy hô hấp.

3.             Biến chứng Cúm A ở trẻ 

Cúm A ở trẻ nhỏ thường xảy ra ở thể nhẹ và có thể chữa khỏi tại nhà tuy nhiên nếu bố mẹ không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh co thể tiến triển nhanh ở thể nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: 

  • Viêm phổi

  • Viêm tai giữa cấp tính 

  • Viêm cơ tim

  • Viêm não

  • Hen phế quản kịch phát

Do đó, ba mẹ cần phát hiện sớm khi trẻ bị cúm A, theo dõi cẩn thận các biểu hiện và tình hình sức khỏe của con nhằm đưa con đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.

4.                Cách theo dõi và chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà

Mục tiêu của điều trị cúm đó là giúp các bé giảm nhẹ và loại bỏ các Triệu chứng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị đối với trường hợp bé mắc cúm nhẹ thì ba mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Đối với những trường hợp bé nặng hơn thì phải nhập viện để được điều trị và chăm sóc 

Cách chăm sóc trẻ tại nhà:

  • Khi trẻ bị cúm A nên được chăm sóc và cách ly tại phòng riêng thông thoáng tối thiểu 7 ngày và khi có việc cần thiết phải đi ra ngoài cần đeo khẩu trang.

  • Ba mẹ làm hạ sốt cho trẻ  bằng cánh chườm ấm cho trẻ và cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để tránh trường hợp mất nước

  • Hạn chế nhiều người thăm hỏi, tiếp xúc trẻ khi không cần thiết. Người chăm sóc trẻ cần phải đeo khẩu trang. Sau khi chăm sóc trẻ cần vệ sinh tay và các loại vật dụng xung quanh trẻ.

  • Vệ sinh mũi và họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý.

  • Cho trẻ sử dụng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

  • Trong thời gian này ba mẹ nên bô sung cho bé thực phẩm nhiều kẽm và cho bé ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như chào, súp,...

Đặc biệt Cha mẹ cần lưu ý theo dõi thân nhiệt của trẻ và các dấu hiệu: màu sắc da, nhịp thở, lượng thức ăn của trẻ... Nếu có biểu hiện lâm sàng bất thường cần đưa bé đến cơ sở y tế khám lại ngay. 

Bệnh cúm là phổ biến và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em thường dễ bị nhiễm do sức đề kháng yếu. Trong số các loại cúm, cúm A thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Để tránh nhầm lẫn với các căn bệnh khác, cha mẹ cần chú ý đến dấu hiệu của trẻ và đưa trẻ đến bác sĩ khi cần thiết. Đồng thời, cần chăm sóc và vệ sinh cho trẻ, hạn chế tiếp xúc với người khác và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, rau xanh và trái cây giúp tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng phục hồi từ bệnh.

 

 

Bài trước