Trẻ Mấy Tuổi Thì Tẩy Giun Được

Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun. Ước tính hơn 40% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun mà chủ yếu là giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm giun sán nhất là trẻ em. Khi đã vào được cơ thể trẻ, giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Cách tốt nhất để phòng các bệnh do giun sán gây ra là uống thuốc tẩy giun. Vậy trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được, trẻ dưới một tuổi bị nhiễm giun sán có dùng thuốc tẩy giun được không, mọi người tham khảo bài viết dưới đây nhé..

1. Ai dễ bị nhiễm giun?

- Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm giun, trẻ bị nhiễm do ăn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm, hoặc nuốt phải trứng giun trên nền đất khi cầm nắm và ngậm đồ chơi nhiễm bẩn. Bị giun ký sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn dẫn tới suy dinh dưỡng trầm trọng nếu không được điều trị. Thậm chí, giun có thể ký sinh tại các cơ quan khác như giun vào phổi gây ho kéo dài, ở ruột gây tắc ruột, giun có thể chui vào ống mật gây tắc mật vàng da, giun ký sinh ở các bộ phận khác như tai, cơ, não, gan… gây nhiều bệnh lý nặng nề và có thể dẫn tới tử vong. 

2. Khi nào cần tẩy giun cho trẻ, bé mấy tuổi thì tẩy giun được?

- Biểu hiện tiêu hóa: 

Để nhận biết con có bị nhiễm giun hay không, điều đầu tiên phụ huynh cần lưu ý là những biểu hiện tiêu hóa của trẻ: đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày; táo bón hoặc tiêu chảy; phân có thể có nhớt hay máu; đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, nôn, chán ăn, tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột chứa quá nhiều giun, đau thượng vị, đau quanh rốn, đau bụng dưới, dị ứng thức ăn, da xanh xao mệt mỏi, bứt rứt, kém tập trung, ngủ không ngon.

- Tẩy giun định kì:

Việc tẩy giun định kỳ là một việc làm rất cần thiết. Thuốc trị giun đường ruột là thuốc có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi ruột. Để tẩy giun hiệu quả, cần lưu ý là nên tẩy cả nhà trong cùng một đợt để tránh nhiễm giun chéo. Thông thường, cả người lớn và trẻ em 1 tuổi trở lên mỗi năm nên tẩy giun 2 lần (trừ trường hợp có chỉ định khác của bác sĩ).

01-tre-may-tuoi-thi-tay-giun-duoc-nha-thuoc-nhi-khoa

Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát. Khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Khi sử dụng thuốc tẩy giun trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun

02-tre-may-tuoi-thi-tay-giun-duoc-nha-thuoc-nhi-khoa

Chu trình của giun với môi trường xung quanh.

- Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

- Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Trước hết, cần loại bỏ ngay những thói quen khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh. Ngoài ra các bố mẹ cần quan sát những biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện bệnh và không quên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần.

4. Phòng ngừa nhiễm giun cho trẻ

- Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun, sán. Tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chế biến thức ăn.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.

Sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn để chế biến thức ăn, vệ sinh cơ thể.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi.

- Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch sẽ, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình.

- Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, mặc quần áo có đũng.

Việc lưu ý nhứng thông tin trên sẽ giúp các mẹ phát hiện cơ thể trẻ hay các thành viên trong gia đình có đang bị nhiễm giun không. Hãy tẩy giun định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình nhé.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Bài viết gần đây