Ngộ độc thức ăn ở trẻ em có nguy hiểm không

Đối với các em nhỏ, bên cạnh các bệnh về hô hấp, các vấn đề về đường tiêu hóa cũng rất được chú trọng. Đặc việc, ngộ độc thức ăn ở trẻ em được xem là nghiêm trọng hơn người lớn bởi đường tiêu hóa chưa được hoàn thiện đồng thời hệ miễn dịch của các em nhỏ cũng chưa phát triển đầy đủ. Nắm bắt được những tâm tư, lo lắng của cha mẹ về sức khỏe con em mình, chúng tôi – Nhà thuốc Nhi Khoa sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về ngộ độc thức ăn ở trẻ em

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ

Muốn điều trị triệt để ngộ độc thức ăn ở trẻ em, đầu tiên chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân gây ngộ độc, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp và kịp thời. Những nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ em có thể là:

- Trẻ em ăn những thức ăn không đảm bảo vệ sinh (thức ăn ôi thiu, thức ăn nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh…)

- Trẻ em ăn phải những thực phẩm chứa các chất độc tố (độc tố từ cá nóc, độc tố từ thịt cóc; thực phẩm không đảm bảo về nồng độ các hóa chất phụ gia, chất bảo quản, độc tố sinh ra trong quá trình chế biến, bảo quản; thực phẩm chứa hàm lượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép…)

- Ngoài ra, trong một số trường hợp do cơ địa của trẻ nhỏ, và bộ máy tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng bị ngộ độc cũng cao hơn. 

01-ngo-doc-thuc-an-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-nha-thuoc-nhi-khoa

Hình ảnh minh họa: Nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em

Cách nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn

- Ngộ độc thức ăn ở trẻ em sẽ xảy ra sau khi trẻ ăn phải những thức ăn nhiễm độc hoặc không đạt vệ sinh. Trẻ bị ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện biểu hiện ban đầu như nôn, sốt và tiêu chảy… Các triệu chứng trên sẽ xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi ăn và có thể kéo dài đến 3 ngày.

- Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngộ độc mà tần suất nôn sẽ khác nhau, có thể nôn liên tục hoặc nôn vài lần trong ngày. Trẻ có thể nôn ra thức ăn hoặc nôn ra nước.

- Kèm theo triệu chứng nôn, trẻ có thể bị đau bụng dữ dội hoặc đau quặn từng cơn trước mỗi lần đi ngoài phân lỏng và có thể có máu, sau đó đi tiêu chảy.

- Đối với trẻ ăn phải các thức ăn chứa độc tố, triệu chứng nôn sẽ nổi bật hơn so với những trẻ em ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn gây hại (triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn).

- Khi trẻ bị ngộ độc nếu không điều trị kịp thời, triệu chứng nôn và tiêu chảy nhiều sẽ dẫn tới rối loạn nước và điện giải trầm trọng hơn sẽ dẫn tới hạ huyết áp và tổn thương ruột. Đặc biệt, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể xảy ra nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não…

 

02-ngo-doc-thuc-an-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-nha-thuoc-nhi-khoa

Hình minh họa: Những triệu chứng của ngộ độc thức ăn ở trẻ em

Chính vì những hậu quả nghiêm trọng của ngộ độc thực phẩm nên khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, bạn hãy sơ cứu cho trẻ ngay và đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng.

Cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn ở trẻ em có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng nên khi trẻ bị ngộ độc cần xử lý kịp thời và đúng cách để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những bước xử trí cần nắm:

- Sau khi phát hiện trẻ bị ngộ độc, việc trước tiên cần làm là sơ cứu đúng cách. Bạn nên gây nôn cho trẻ để tống thức ăn ra ngoài bằng nhiều cách khác nhau như ngoáy vùng gốc lưỡi của trẻ để kích thích trẻ nôn.

 

03-ngo-doc-thuc-an-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-nha-thuoc-nhi-khoa

Gây nôn cho trẻ bị ngộ độc thức ăn

- Sau khi gây nôn xong các mẹ nên cho trẻ nằm nghỉ và bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ. Mẹ có thể sử dụng Oresol để cho trẻ uống, tuy nhiên cần chú ý sử dụng đúng cách tránh lạm dụng.

- Vào thời điểm này, bạn không nên cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu và không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Các loại thức ăn thích hợp cho trẻ lúc này là súp, cháo… mẹ hãy cho bé ăn một chút một để hồi phục hệ tiêu hóa. Trong trường hợp trẻ vẫn đang bú mẹ, bạn có thể cho trẻ bú lại bình thường. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho bé nếu bé có dấu hiệu bị tiêu chảy.

- Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu trên tại nhà mà tình trạng bé không cải thiện, vẫn nôn sốt cao, đau quặn bụng và không chịu ăn uống, bạn hãy đưa bé đến ngay bệnh viện để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Cách phòng tránh ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ

Ngộ độc thức ăn ở trẻ em sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ nên bạn cần hết sức thận trọng. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về phòng chống ngộ độc thức ăn ở trẻ em:

- Hãy vệ sinh sạch sẽ tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chạm tay vào đồ ăn sống. Hãy rửa tay với nước ấm hoặc xà phòng trong vòng ít nhất 15 giây. Bạn hãy hướng dẫn tất cả mọi thành viên trong gia đình hình thành thói quen này.

- Vệ sinh sạch sẽ đồ làm bếp như nồi, chảo, dao, đũa thìa, thớt… và các vận dụng nấu ăn khác. Vệ sinh khu vực nấu ăn thật sạch sẽ và thoáng mát, tránh ẩm mốc để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển

- Không ăn uống các thức ăn hoặc đồ uống có dấu hiệu hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng.

- Đối với hoa quả, rau củ hoặc thực phẩm chưa qua chế biến, hãy rửa thật sạch bằng nước sạch. Không để các đồ ăn chưa qua chế biến như thịt cá sống cạnh các thức ăn đã nấu chín…

- Đối với các thức ăn có nguồn gốc từ động vật, nên nấu chín trước khi ăn. Với thức ăn còn thừa hãy đậy nắp cẩn thận và cất vào tủ lạnh, hâm nóng lại thức ăn trước khi ăn.

-  Không nên cho trẻ uống nước từ nguồn nước chưa được tiệt trùng…

 

04-ngo-doc-thuc-an-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-nha-thuoc-nhi-khoa

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để tránh những hậu quả không đáng có mà các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ giữ vệ sinh nơi ở và hình thành thói quen ăn uống tốt và sạch sẽ cho trẻ để tránh ngộ độc thức ăn và các bệnh đường tiêu hóa khác.

Bài viết gần đây