VIÊM HỌNG CẤP Ở TRẺ NHỎ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN, CÁCH PHÒNG NGỪA

VIÊM HỌNG CẤP Ở TRẺ NHỎ: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN, CÁCH PHÒNG NGỪA

Viêm họng cấp là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ em. Viêm họng cấp hình thành do  tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức niêm mạc phía sau cổ họng gây ra cảm giác đau, ngứa ngáy và nóng rát ở cổ họng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn  nếu để dai dẳng và không điều trị kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề. Vì vậy, việc hiểu về bệnh viêm họng cấp ở trẻ: dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị sẽ giúp bố mẹ chăm sóc các bé tốt hơn và bảo vệ được sức khỏe của trẻ. 

1. Nguyên nhân gây ra viêm họng cấp ở trẻ nhỏ:

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý viêm đường hô hấp trên khá phổ biến có thể do 2 nguyên nhân chính là virus và vi khuẩn. Ngoài ra, các vấn đề của môi trường sống cũng có ảnh hưởng không nhỏ và góp phần làm tình trạng viêm họng của trẻ trầm trọng hơn:

– Thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm tăng cao 

– Khói bụi, khói thuốc

– Thay đổi chế độ ăn hoặc cho trẻ cai sữa mẹ có hệ miễn dịch yếu dễ bị vi khuẩn tấn công

– Bệnh cũng có thể bị lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các chất dịch, giọt bắn của người mắc bệnh

2. Các biểu hiện của viêm họng cấp ở trẻ em 

Khi trẻ bị viêm họng cấp thường có những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ bị đau họng, có thể kèm theo nuốt khó trong việc ăn uống;

  • Trẻ bị viêm họng cấp thường kèm theo biểu hiện ho khan hoặc ho có đờm;

  • Ngoài ra trẻ còn bị sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, nhiều trẻ có thể sốt tới 39-40 độ C;

  • Trẻ có thể bị nghẹt mũi hoặc có biến chứng viêm thanh quản, khí phế quản phổi 

  • Trẻ bỏ ăn, quấy khóc, khó ngủ;

  • Amidan của trẻ có thể sưng đỏ

  • Một số trẻ kèm dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như nôn ói hoặc tiêu chảy.

Bệnh viêm họng cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý liên quan như viêm tai giữa, viêm phổi,… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng cũng có sự khác nhau. 

3. Điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ như thế nào 

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện triệu chứng bệnh trên toàn thân kéo dài quá 1 ngày mà không giảm như trẻ khó nuốt, khó nói,… Việc điều trị cho trẻ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trước tiên các bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh dựa trên các dấu hiệu lâm sàng hoặc làm các xét nghiệm cần thiết để có phác đồ điều trị phù hợp nhất với bé. 

Đặc biệt trong suốt quá trình điều trị cho bé, bố mẹ cần chú ý quan sát và theo dõi liên tục phòng khi trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi,… 

Bên cạnh đó, bố mẹ cần chú ý chế độ chăm sóc cho trẻ:
– Bù nước cho trẻ bằng cách cho bú hoặc uống nhiều nước
– Chườm ấm, lau người cho trẻ giúp hạ sốt
– Sử dụng các loại máy để giữ độ ẩm, nhiệt độ phòng ổn định
– Tránh nước lạnh, đồ ăn lạnh
– Chia nhỏ bữa ăn, ăn lỏng giảm áp lực cho hệ tiêu hóa của trẻ
– Chú ý để trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
– Đo nhiệt độ cơ thể trẻ liên tục
– Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ.

4. Cách phòng ngừa viêm họng cấp ở trẻ nhỏ 

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh nên bố mẹ hãy chủ động trong mọi tình huống, cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ trẻ ngay cả khi trẻ không mắc bệnh:
– Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp các loại trái cây giúp tăng đề kháng: cam, bưởi,…
– Bổ sung các loại vitamin cho trẻ nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng dựa trên thể trạng của trẻ
– Tiêm chủng đầy đủ phòng ngừa bệnh hiệu quả
– Hạn chế đồ uống lạnh đặc biệt là trong mùa thu đông
– Chú ý giữ ấm cơ thể và đường hô hấp trên
– Tập thói quen vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ
– Ra đường nên đeo khẩu trang và vệ sinh tay, mũi họng khi trở về
– Tái khám hoặc khám sức khỏe định kỳ để chủ động chữa bệnh khi bệnh ở giai đoạn sớm
– Giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sống, không gian vui chơi của trẻ

Viêm họng hoàn toàn có thể tự thuyên giảm triệu chứng nhưng bố mẹ không nên chủ quan. Nên đưa con đi khám để được điều trị bệnh dứt điểm, tránh để bệnh dai dẳng lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Phòng khám nhi Pharmakids luôn sẵn sàng đồng hành cùng bố mẹ trên chặng đường lớn khôn của con.

Bài trước Bài sau