Adenovirus là một nhóm vi-rút gây ra nhiều loại bệnh. Ở trẻ em, adenovirus thường gây nhiễm trùng ở hệ hô hấp và đường tiêu hóa. Nhiễm adenovirus có thể xảy ra ở trẻ ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, việc điều trị và theo dõi bệnh tại nhà là rất quan trọng.
Adenovirus ở người có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
1.Chẩn đoán nhiễm Adenovirus như thế nào?
Với các trường hợp bệnh nhẹ, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng của trẻ. Không cần thực hiện xét nghiệm thường quy ở tất cả trẻ nhiễm Adenovirus.
Việc phát hiện sớm virus Adeno sẽ giúp quá trình điều trị, kiểm soát sự lây lan của virus hiệu quả hơn. Hiện nay, có 2 phương pháp xét nghiệm phổ biến được sử dụng trong chẩn đoán Adenovirus:
Test nhanh: Độ chính xác thấp hơn phương pháp Test RealTime – PCR. Mẫu bệnh phẩm là phân của người bệnh. Kết quả được trả sau 1 giờ.
Test RealTime – PCR: Độ chính xác lên đến 95 – 99 %. Mẫu bệnh phẩm là dịch hô hấp của người bệnh. Kết quả được trả sau 1 – 3 ngày.
2.Điều trị nhiễm Adenovirus như thế nào?
Điều trị nhiễm Adenovirus ở trẻ em chủ yếu là điều trị triệu chứng, đa phần bệnh sẽ tự khỏi. Các biện pháp góp phần điều trị triệu chứng cho trẻ bao gồm:
Điều trị triệu chứng
3.Phòng ngừa adenovirus ở trẻ em
Bạn có thể bảo vệ bản thân và những người khác khỏi adenovirus và các bệnh về đường hô hấp khác bằng cách làm theo một số bước đơn giản:
Bệnh do adenovirus có thể phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vaccin, đặc biệt ở nhóm tuổi từ 17 – 50 tuổi. Tuy nhiên vắc-xin Adenovirus thường không được sử dụng vì bệnh do Adenovirus thường nhẹ nhàng, tự khỏi.
Adenovirus ở người có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Adenovirus có thể biểu hiện trên nhiều cơ quan, diễn tiến từ nhẹ đến nặng, thậm chí tử vong. Vậy phương pháp điều trị nhiễm Adenovirus như thế nào? Tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1.Chẩn đoán nhiễm Adenovirus như thế nào?
Với các trường hợp bệnh nhẹ, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng của trẻ. Không cần thực hiện xét nghiệm thường quy ở tất cả trẻ nhiễm Adenovirus.
Việc phát hiện sớm virus Adeno sẽ giúp quá trình điều trị, kiểm soát sự lây lan của virus hiệu quả hơn. Hiện nay, có 2 phương pháp xét nghiệm phổ biến được sử dụng trong chẩn đoán Adenovirus:
Test nhanh: Độ chính xác thấp hơn phương pháp Test RealTime – PCR. Mẫu bệnh phẩm là phân của người bệnh. Kết quả được trả sau 1 giờ.
Test RealTime – PCR: Độ chính xác lên đến 95 – 99 %. Mẫu bệnh phẩm là dịch hô hấp của người bệnh. Kết quả được trả sau 1 – 3 ngày.
2.Điều trị nhiễm Adenovirus như thế nào?
Điều trị nhiễm Adenovirus ở trẻ em chủ yếu là điều trị triệu chứng, đa phần bệnh sẽ tự khỏi. Các biện pháp góp phần điều trị triệu chứng cho trẻ bao gồm:
Điều trị triệu chứng
- Nghỉ ngơi tại giường.
- Điều trị bằng thuốc giảm đau và hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt giúp làm giảm nhanh tình trạng sốt cao do nhiễm adenovirus gây ra. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày - tá tràng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước và thức ăn giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt khi trẻ có nôn ói và tiêu chảy.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý; dùng thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc theo chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Theo dõi và khám ngay với bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu nặng: sốt cao khó hạ, thở mệt, lừ đừ, bỏ bú, dấu mất nước,…
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Không sử dụng thường quy; được chỉ định khi có dấu hiệu bội nhiễm và lựa chọn kháng sinh phù hợp bởi bác sĩ.
- Điều trị bằng thuốc kháng virus: Thuốc kháng vi-rút hiếm khi được sử dụng để điều trị nhiễm adenovirus ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường, tuy nhiên có thể sử dụng ở người suy giảm miễn dịch như HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.
3.Phòng ngừa adenovirus ở trẻ em
Bạn có thể bảo vệ bản thân và những người khác khỏi adenovirus và các bệnh về đường hô hấp khác bằng cách làm theo một số bước đơn giản:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây
- Tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng khi bàn tay chưa được rửa sạch
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Khử trùng bằng clo trong nước bể bơi hoặc hồ nước, đặc biệt trong mùa dịch Adenovirus
- Ở nhà khi bị bệnh, hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Ho và hắt hơi vào khăn giấy, tránh lây lan dịch tiết
- Tránh dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống với người khác.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
Bệnh do adenovirus có thể phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vaccin, đặc biệt ở nhóm tuổi từ 17 – 50 tuổi. Tuy nhiên vắc-xin Adenovirus thường không được sử dụng vì bệnh do Adenovirus thường nhẹ nhàng, tự khỏi.
Ba mẹ lưu ý quan sát và theo dõi trẻ có các triệu chứng bất kỳ nào, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ Phòng khám chuyên Khoa Nhi - Tai Mũi Họng Pharmakisd để được tham khám và chữa trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại phòng khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE:0899 766 566 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.