Nghẹt mũi ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Nghẹt mũi ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ em. Tuy nghẹt mũi không phải là bệnh lý quá nguy hiểm tuy nhiên nếu để tình trạng nghẹt mũi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp và sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ về bệnh lý và cách chăm sóc trẻ khi bị nghẹt mũi.

Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi 

Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn bởi các dịch nhầy làm hẹp thường thông không khí gây nên khó khăn cho trẻ trong việc hít thở. Làm cho trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn.Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này ở trẻ:

  • Cúm : Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng hoặc thời tiết giao mùa rất đây kiến cho trẻ dễ dàng bị cảm lạnh, cúm gây ra tình trạng sốt, nghẹt mũi,...

  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa,.. gây ra tình trạng sốt, nghẹt mũi ở trẻ

  • Độ ẩm môi trường thấp, tiết trời khô hanh

  • Chất gây dị ứng như bụi, khói thuốc lá, nước hoa, các món ăn, v.v

Cách điều trị nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ tại nhà 

Tình trạng nghẹt mũi của trẻ tuy không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không biết cách điều trị và chăm sóc sẽ gây ra nhiều căn bệnh khác cho trẻ. Chính vì vậy bố mẹ lưu ý chăm sóc trẻ khi ở giai đoạn sớm nhất. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi:

Sử dụng nước muối sinh lý 

Nước muối giúp làm loãng chất nhầy ở mũi, giúp trẻ thông thoáng mũi, từ đò giảm sự khó chịu. Trong nước muối sinh lý không chưa những chất gây hại cho bé nên rất an toàn cho trẻ khi dùng.

Sử dụng bình xịt mũi 

Ngoài ra ba mẹ còn có thể sử dụng bình xịt mũi muối biển cho trẻ giúp 

  • Loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy nhờ cơ chế xịt phun sương.

  • Hạt nước mịn có tính kiềm đi sâu vào khoang mũi giúp sát khuẩn, kháng viêm.

  • Giảm triệu chứng dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang.

  • Làm thông mũi, dễ thở, mang lại cảm giác dễ chịu cho khoang mũi.

Việc xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý có thể sẽ làm bé khó chịu, do đó, cha mẹ chỉ nên áp dụng khi cần và nên sử dụng trước khi cho trẻ ăn để trẻ được tiếp xúc và quen dần, việc này sẽ giúp dễ thực hiện hơn ở những lần sau.

Trong những trường hợp trẻ ngạt mũi kéo dài, khó thở, khò khè nhiều... thì cha mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn các biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả hơn.

Cách phòng tránh tình trạng nghẹt mũi ở trẻ

Để bảo vệ hệ hô hấp của con yêu tránh tình trạng nghẹt mũi, cha mẹ cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ

Nhà cửa sạch sẽ sẽ ngăn ngừa tác nhân có thể gây kích thích hệ hô hấp, làm tăng tiết dịch nhầy và nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, không hút thuốc trong nhà, giữ thảm sạch sẽ, không có bụi, hạn chế trẻ tiếp xúc nhiều với thú cưng.

Cho trẻ bú nhiều

Bú nhiều vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp bổ sung nước để tình trạng nghẹt mũi của trẻ sơ sinh được cải thiện.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ

Có thể vệ sinh mũi họng đơn giản cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, tuy nhiên không nên lạm dụng thực hiện nhiều lần trong ngày vì có thể gây khô dịch mũi.

Nếu có thắc mắc, muốn hỗ trợ, ba mẹ liên hệ Phòng khám chuyên khoa nhi Pharmakids hoặc qua số hotline: 0899 766 566 để được hỗ trợ.

Hãy thường xuyên truy cập website Pharmakids.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài trước Bài sau