Điều trị cúm A tại nhà: 7 bước giúp trẻ mau khỏi bệnh

Điều trị cúm A tại nhà: 7 bước giúp trẻ mau khỏi bệnh

Cúm A ở trẻ em tuy chỉ là một căn bệnh thông thường và lành tính nhưng bố mẹ không nên vì thế mà chủ quan khi trẻ mắc bệnh. Việc phát hiện, điều trị cũng như chăm sóc theo dõi sức khỏe của trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa bệnh gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy khi trẻ cúm A nên ăn gì, uống thuốc như thế nào và chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh và tránh biến chứng nguy hiểm?


Ngoài việc tuân thủ theo các phác đồ điều trị trẻ bị cúm A của bác sĩ, việc chăm sóc trẻ sẽ giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian mắc bệnh, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Dưới đây là một số cách giúp bố mẹ chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà an toàn, hiệu quả:
1. Cách ly trẻ em
Khi trẻ bị cúm A, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là cho trẻ cách ly, chăm sóc tại phòng riêng ít nhất 7 ngày. Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ gặp người khác khi không cần thiết.
Đồng thời, ba mẹ nên chuẩn bị đồ dùng cá nhân riêng cho trẻ và không nên cho trẻ sử dụng chung đồ với người khác trẻ mắc bệnh không nên sử dụng chung đồ với người khác, vì vậy, bố mẹ nên chuẩn bị đồ dùng cá nhân riêng cho trẻ và vệ sinh cũng như khử khuẩn kỹ càng.
2. Đeo khẩu trang cho trẻ
Trong quá trình chăm sóc cho trẻ, bố mẹ và cả trẻ đều cần phải đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc, giảm nguy cơ lây lan bệnh. Sau đó, bố mẹ cần phải rửa tay cũng như vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với trẻ bằng dung dịch khử khuẩn cẩn thận.
Ngoài ra bố mẹ cần lưu ý khi chọn khẩu trang cho trẻ trong thời gian điều trị Cúm A. Ba mẹ nên chọn khẩu trang y tê thay vị sử dụng khẩu trang vải vì khẩu trang y tế giúp giảm trạng phát tán virus trong không khí khi trẻ ho, hắt hơi hiệu quả, ngoài ra còn đảm bảo vệ sinh và độ thông thoáng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn.
3. Không cho trẻ em nằm máy lạnh
khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ chỉ nên cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí, mát mẻ và sạch sẽ. Trong trường hợp thời tiết quá nóng, nhiệt độ ngoài trời quá cao, bố mẹ có thể dùng điều hòa hoặc quạt để làm mát không khí nhưng lưu ý tránh để quạt, điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ. Và lưu ý không bật nhiệt độ quá thấp vì nhiệt độ trong phòng xuống thấp kiến trẻ rất dễ bị đau họ, họ, khô mũi, giảm tiết mồ hôi hơn.
4. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
Khi trẻ bị mắc Cúm A thì sẽ cảm thấy khó chịu và sốt, đổ mồ hôi nhiều vậy nên bà mẹ lên lựa chọn cho trẻ những bộ đồ thoáng máng, thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại hơn để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
5. Ăn uống đầy đủ chất
Bổ sung cho trẻ đủ các dưỡng chất cần thiết, bao gồm rau xanh, củ, trái cây giàu vitamin C và thực phẩm giàu kẽm. Đảm bảo trẻ uống đủ nước và ăn thức ăn dễ tiêu hóa
6. Cho trẻ em nghỉ ngơi nhiều
Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi đủ giấc và không ép buộc trẻ đi ngủ khi chúng không buồn ngủ. Tạo điều kiện thoải mái để trẻ có thể nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe.
7. Nhỏ mũi đúng cách
Nhỏ mũi và vệ sinh mũi cho trẻ một cách cẩn thận để giúp làm sạch đường hô hấp, giảm triệu chứng nghẹt mũi và giúp trẻ dễ thở hơn.

Cúm A là một căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ em. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của bệnh khá giống với cảm cúm thông thường khiến bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách, từ đó, bệnh trở nên tồi tệ và gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và hỗ trợ ngay khi trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, nhất là khi trẻ có các triệu chứng sau:
  • Tức ngực, khó thở;
  • Sốt cao co giật;
  • Sốt trên 39 độ và không có dấu hiệu giảm nhẹ sau khi đã dùng thuốc hạ sốt;
  • Không chịu bú/uống nước;
  • Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng;
  • Mệt mỏi, ngủ li bì;
  • Buồn nôn, nôn nhiều;
  • Da xanh xao/tím tái, môi nhợt nhạt;

Các triệu chứng cúm A không có dấu hiệu thuyên giảm ba mẹ nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Bài trước Bài sau