Điều trị bệnh sởi ở trẻ như thế nào để giúp trẻ nhanh bình phục và không để lại sẹo
- Người viết: Ngọc lúc
- Tin tức
Sởi là một bệnh truyền nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần hiểu về cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em để có hướng xử trí và chăm sóc bé đúng, hạn chế biến chứng không mong muốn.
Dưới đây là những thông tin về cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em bao gồm hướng điều trị và chăm sóc cách cho trẻ. Khi nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám y khoa để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị phù hợp với thể trạng.
Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ
Không có liệu pháp cụ thể nào cho việc điều trị bệnh sởi. Chính vì vậy nên khi điều trị bệnh sởi ở trẻ thường điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể được thực hiện để bảo vệ những người không có khả năng miễn dịch sau khi tiếp xúc với virus sởi.
Vậy nên Cha mẹ cần lưu ý cách điều trị và phòng tránh sởi cho bé như sau:
Tiêm chủng sau tiếp xúc: Trẻ em chưa được tiêm phòng chống sởi, bao gồm cả trẻ sơ sinh, có thể được tiêm vắc xin sởi trong vòng 72 giờ sau tiếp xúc với virus sởi để bảo vệ chống lại bệnh. Nếu bệnh sởi phát triển, triệu chứng thường nhẹ hơn và kéo dài trong thời gian ngắn hơn.
Globulin huyết thanh miễn dịch: Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em có hệ miễn dịch yếu có thể được tiêm globulin huyết thanh miễn dịch. Khi tiêm trong vòng 6 ngày kể từ tiếp xúc với virus, globulin này có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm nghiêm trọng của bệnh sởi.
Khi trẻ bị sởi thì cha mẹ có thể dùng Thuốc điều trị nhiễm sởi Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ ba mẹ nên tuân thủ liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ:
Thuốc hạ sốt: Nếu trẻ sốt cao, cha mẹ có thể sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt. Tuy nhiên, nên tuân thủ liều lượng được chỉ định hoặc thảo luận với bác sĩ.
Thuốc kháng sinh: Nếu trẻ bị nhiễm trùng vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.
Vitamin A: Vitamin A có thể giảm nghiêm trọng của bệnh sởi, đặc biệt là cho trẻ bị thiếu vitamin này.
Trẻ bị sởi có để lại sẹo không
Thông thường, ban sởi ở trẻ tồn tại khoảng 5-7 ngày rồi lặn theo trình tự đã phát ban, đồng thời để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ, da báo và không để lại sẹo nếu điều trị tốt.
Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp tình trạng ngứa và gãi, dẫn đến tổn thương ngoài da và sẹo. Thêm vào đó, phần da của trẻ bị ban sởi do chịu sự tấn công của virus, vi khuẩn nên sau khi khỏi bệnh sẽ có màu sắc khác với vùng da lành.
Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh hàng ngày và nên kết hợp thuốc giảm ngứa hoặc sử dụng gel bôi (theo chỉ định của bác sĩ) đêr làm giảm tình trạng ngưas ngáy ở trẻ và tổn thương da và kích thích tái tạo tế bào da mới có thể giúp đảm bảo tính thẩm mỹ trên làn da của trẻ .
Việc điều trị bệnh sởi cần phải căn cứ vào tình trạng cụ thể của trẻ và được hướng dẫn bởi bác sĩ. Đảm bảo tuân thủ đầy đủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng mà không gặp các biến chứng không mong muốn.Hy vọng những thông tin trên hữu ích với cha mẹ.