Bốn Cách Chữa Sổ Mũi Cho Bé Hiệu Quả

Bốn Cách Chữa Sổ Mũi Cho Bé Hiệu Quả

Sổ mũi là tình trạng chảy dịch ( chất nhày) từ mũi trong trạng thái bị kích thích hoặc viêm trong đường mũi. Khi điều này xảy ra, tăng sản xuất chất nhầy dẫn đến dư thừa có thể chảy ra ngoài. Khi bị sổ mũi không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn dễ gây ra các bệnh như viêm tai giữa, viêm xoang,….nên mẹ cần chữa trị dứt điểm ngay khi mới bị. Bài viết sau đây chúng tôi – Pharmakids sẽ đưa ra một số cách chữa sổ mũi cho bé hiệu quả để bố mẹ có thể tham khảo.

 

Sổ mũi ở trẻ do virus, vi khuẩn xâm nhập, viêm mũi dị ứng… vì vậy mẹ cần giảm bớt triệu chứng giúp bé dễ chịu và tham khảo ý kiến từ bác sĩ để loại bỏ nguyên nhân . Trong quá trình điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh mẹ có thể tham khảo một số cách làm sau để giảm bớt tình trạng chảy nước mũi gây khó chịu cho bé.

1.Sử dụng nước muối sinh lý.

- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý được cho là cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 15 tuổi rất an toàn và hiệu quả.

- Để trị sổ mũi cho bé hiệu quả, an toàn nhất nên dùng dung dịch vô khuẩn có hàm lượng NaCl 0.9%. Mỗi ngày nhỏ mũi cho bé từ 3-4 lần sẽ sớm giúp bé giảm bớt triệu chứng khó chịu này. Chú ý mẹ nên dùng ống vô khuẩn 2-5ml dùng trong ngày và lọ 10ml dùng khoảng 5 ngày sau khi mở nắp.

- Nước muối dạng xịt những năm gần đây ngày càng phổ biến, dễ dùng, dễ bảo quản.

- Tuy nhiên mẹ nên chọn sản phẩm có lượng tia xịt phù hợp với độ tuổi của bé được ghi sẵn trên bao bì của lọ.

 

      

 Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

- Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý cũng là một cách mà nhiều bố mẹ quan tâm. Vậy khi nào cần phải rửa mũi cho trẻ và bố mẹ có nên tự làm tại nhà cho trẻ hay không?

+ Cần rửa mũi cho trẻ khi lượng nước mũi đặc, nhiều bít tắc cả 2 bên mũi khiến trẻ khó thở phải thở bằng đường miệng dễ gây ra khô họng, ho.

+ Bố mẹ phải rửa mũi đúng cách cho bé, nếu rửa không đúng trẻ sẽ bị sặc hoặc đẩy vi khuẩn vào tai gây viêm tai giữa ở trẻ. Sau đây là các bước  rửa mũi thông thường mẹ có thể áp dụng:

Bước 1: Để trẻ trên gối cao hoặc nẵm nghiêng trên mặt phẳng (giường, ghế) cho bé không bị sặc vào đường thở

Bước 2: Dùng chai hoặc bình rửa mũi đã được làm ấm rửa mũi thông từng bên cho đến khi dịch viêm đẩy ra bên đối diện, nước mũi trong và loãng thì dừng lại.

 Nếu dịch đặc dùng máy hút mũi sau khi rửa từ 2 – 3 phút

Bước 3: Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi

- Nếu gặp khó khăn trong quá trình rửa mũi khi trẻ bị bệnh cần đưa ngay tới cơ sở y tế để thực hiện đúng quy trình tránh gây tổn thương sâu và gây nặng bệnh cho trẻ đặc biệt không lạm dụng rửa quá nhiều gây teo niêm mạc mũi và sử dụng dây hút mũi cho trẻ vì dễ làm tổn thương niêm mạc mũi.

2. Làm ấm lòng bàn chân, vùng lưng, vùng ngực.

- Một cách làm vừa đơn giản lại hiệu quả và có thể thực hiện được cho cả những bé sơ sinh đó là thoa dầu nóng ( dầu tràm dành cho bé có nồng độ vừa đủ không làm bỏng da trẻ) vào lòng bàn chân. Sau đó có thể xoa một ít dầu này ở phía sau lưng và trước ngực để giảm được sổ mũi cho bé.

- Cách làm: Mẹ cho dầu xoa đều cả bàn tay rồi xoa nhẹ vào các vị trí cho bé.

03-bon-cach-chua-so-mui-cho-be-hieu-qua-nha-thuoc-nhi-khoa

 

Làm ấm lòng bàn chân, vùng lưng, vùng ngực

 

3. Một số mẹo trị sổ mũi hiệu quả.

- Day nhẹ cánh mũi: Mẹ dùng 2 ngón trỏ hoặc 2 ngón áp út (để lực tác động vừa phải ) nhẹ nhàng day, vuốt dọc hai bên sống mũi. Khi sống mũi của trẻ nóng lên, khí huyết lưu thông dễ dàng hơn nên cảm giác sổ mũi của bé sẽ thuyên giảm rõ rệt.

- Cho bé nằm cao đầu khi ngủ: Khi trẻ bị sổ mũi, hãy kê gối cao hơn bình thường một chút. Tư thế này sẽ giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào bên trong gây ngạt, giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên khi kê cao gối cho bé, mẹ chú ý cần kê hẳn một phần vai của con lên gối bởi như thế mới thức sự mang lại sự thoải mái cho bé nếu không con sẽ bị mỏi cổ.

- Sử dụng một số loại tinh dầu xông phòng như tinh dầu tỏi, tinh dầu sả chanh, tinh dầu bạc hà… giúp không gian trong nhà được thoải mái, dễ chịu.

4. Uống nhiều nước ấm, chế độ dinh dưỡng phù hợp.

- Bên cạnh việc sử dụng thuốc để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, mẹ cần bổ sung đủ nước và một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng chống lại các yếu tố gây bệnh

02-bon-cach-chua-so-mui-cho-be-hieu-qua-nha-thuoc-nhi-khoa

 

Uống nhiều nước, sữa ấm

- Để bảo vệ đường hô hấp của trẻ luôn được khỏe mạnh mẹ hãy nhớ luôn đeo khẩu trang cho con mỗi khi ra ngoài, vệ sinh đồ chơi và nhà cửa sạch sẽ thoáng mát. Pharmakids luôn cùng mẹ nuôi con khỏe mạnh.

Hy vọng rằng bài viết này giúp bố mẹ chăm bé dễ dàng hơn  và giúp con giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi 

Để được tư vẫn miễn phí hoặc muốn đặt lịch thăm khám, các bố mẹ có thể gọi đến Hotline HOTLINE:0899 766 566 của Phòng khám chuyên Khoa Nhi- Tai Mũi Họng Pharmakids hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂYđể được hỗ trợ chi tiết hơn

Bài trước Bài sau