1.Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết lây lan qua vật chủ trung gian là muỗi vằn.
- Sốt xuất huyết là một bệnh cấp tính do siêu vi Dengue, virus này thường lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi vằn. Virus gây bệnh sẽ lây từ người này sang người khác khi bị muỗi đốt. Ở nước ta vào giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11 thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển dễ gây lan, mẹ cần chú ý nếu con bị sốt trong thời gian này.
- Trẻ có thể bị mắc sốt xuất huyết nhiều lần nếu không được phòng bệnh cẩn thận
2. Biểu hiện của sốt xuất huyết qua từng giai đoạn.
Sốt xuất huyết có thể ủ bệnh từ 3 – 6 ngày (không có biểu hiện), một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày. Sau đó bệnh sẽ phát triển theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sốt:
+ Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C và diễn ra đột ngột. Ngoài ra trẻ có thể kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, đau họng, đau mắt, đau tay chân. Ở giai đoạn này bé ăn ít, dễ bị nôn trớ và xuất hiện tiêu chảy hoặc phân không thành khuôn.
+ Trong một số trường hợp, trẻ chỉ có biểu hiện sốt mẹ cần theo dõi thêm 1-2 ngày.
Lưu ý mẹ chỉ sử dụng các thuốc chứa hoạt chất Paracetamol để hạ sốt cho bé ví dụ như Hapacol, Falgankid, Efferagan, Kidopar,… https://pharmakids.vn/san-pham/kidopar-1599121419 không được sử dụng các thuốc có chứa Ibuprofen, Aspirin, Analgin,…thông thường như Brufen, Polebufen, Ibupain, Ibulife,… https://pharmakids.vn/san-pham/ibulife-1603519119
- Giai đoạn nguy hiểm
+ Giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 trẻ bắt đầu hết sốt và thường có biểu hiện xuất huyết nhẹ như xuất huyết dưới da chảy máu cam, chảy máu chân răng. Tình trạng xuất huyết dưới da có biểu hiện nổi ban đỏ nhiều hình dạng, đôi khi gây ngứa. Ban thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi. Để phân biệt với phát ban của sởi hoặc sốt virus, mẹ có thể ấn tay xuống vùng da có chấm đỏ trên cơ thể bé nếu sau khi thả tay ra chấm đỏ xuất hiện lại ngay lập tức thì tình trạng này không phải gây ra bởi sốt xuất huyết.
+ Một số trường hợp nặng, có thể xảy ra tình trạng xuất huyết nặng hơn như xuất huyết tiêu hóa: đau bụng dữ dội, đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu, nước tiểu có màu hồng
Biểu hiện xuất huyết ở trẻ em bị sốt xuất huyết.
+ Tuy nhiên, ở giai đoạn nguy hiểm, có những trường hợp trẻ sẽ không có biểu hiện xuất huyết ở bên ngoài nên dễ gây ra hiểu lầm là bệnh sốt thông thường. Vì vậy, nếu trẻ có những yếu tố dịch tễ liên quan đến sốt xuất huyết, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để xét nghiệm sốt xuất huyết.
+ Trong giai đoạn nguy hiểm khoảng 5% số bệnh nhân có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mất máu, thoát huyết tương và xuất huyết nặng như: sốc, hạ huyết áp, suy gan, suy thận
- Giai đoạn phục hồi: Đa phần sốt xuất huyết ở trẻ đều có khả năng tự hồi phục. Sau khoảng 1 tuần, trẻ bắt đầu hết sốt, ăn uống trở lại như bình thường.
Ba mẹ lưu ý quan sát và theo dõi trẻ có các triệu chứng bất kỳ nào, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ Phòng khám chuyên Khoa Nhi - Tai Mũi Họng Pharmakisd để được tham khám và chữa trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại phòng khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE:0899 766 566 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.