Biến chứng quai bị ở trẻ và tác dụng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị

Biến chứng quai bị ở trẻ và tác dụng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị

Các biến chứng quai bị ở trẻ tuy xảy ra với tỷ lệ khá thấp nhưng lại rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh quai bị ở trẻ nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp, biến chứng quai bị ở trẻ có thể gây nên: viêm tinh hoàn ở bé trai, viêm buồng trứng ở bé gái và những tổn thương về thần kinh. Vì vậy, việc phát hiện sớm triệu chứng bệnh, tiêm phòng vắc xin phòng ngừa là rất cần thiết.

Biến chứng quai bị ở trẻ

Quai bị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

Viêm não, màng não

Biến chứng bệnh quai bị có thể gây sưng mô xung quanh não và tủy sống. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau đầu

  • Cứng cổ

  • Buồn nôn và ói mửa

  • Những thay đổi trong hành vi

  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng

Viêm tụy

Tỷ lệ biến chứng viêm tụy ở trẻ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đột ngột xuất hiện cơn đau dữ dội ở vùng bụng

  • Sốt

  • Ớn lạnh

  • Nôn mửa

  • Yếu đuối

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn có thể dẫn đến tình trạng tinh hoàn bị teo dần, dẫn đến chất lượng tinh trùng giảm, gây vô sinh. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sốt

  • Ớn lạnh

  • Đau đầu

  • Buồn nôn và ói mửa

  • Đau dạ dày

  • Sưng đau một hoặc cả hai tinh hoàn

Viêm buồng trứng

Bệnh quai bị có thể gây ra biến chứng viêm buồng trứng ở bé gái. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sốt

  • Đau bụng

  • Buồn nôn và ói mửa

  • Đau ở một bên vùng xương chậu hoặc cả hai

Ngoài ra, theo nghiên cứu còn cho thấy một số biến chứng khác của có thể gặp phải ở trẻ mắc bệnh quai bị: viêm cơ tim, viêm thanh khí phế quản, viêm tuyến giáp, xuất huyết do giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan, tắc ống dẫn tuyến nước bọt,...

Tác dụng của vắc xin phòng bệnh quai bị với trẻ

Việc tiêm phòng vắc xin có thể giúp phòng bệnh được khoảng 80% trường hợp lây nhiễm virus gây bệnh. Chính vì vậy, phòng bệnh tránh lây lan là việc làm rất cần thiết ở cả người đã tiêm vacxin phòng bệnh.

Vắc xin quai bị thường được tiêm kết hợp với vắc xin sởi và rubella. Hầu hết trẻ em được tiêm ngừa sẽ được bảo vệ trong thời thơ ấu. Vắc xin MMR được tiêm hai liều cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, một liều cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và một liều nữa cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi.

Có thể thấy, biến chứng quai bị ở trẻ tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Chính vì vậy, cha mẹ cần điều trị kịp thời và đúng cách. Ngoài ra, đừng quên chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ với vắc xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Để chăm sóc bé một cách tốt nhất ba mẹ có thể liên hệ Phòng khám chuyên Khoa Nhi- Tai Mũi Họng Pharmakids  qua số Hotline HOTLINE:0899 766 566 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Bài trước Bài sau