Bệnh quai bị ở trẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Người viết: TRẦN THỊ THANH HUYỀN lúc
- Tin tức
Quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do vi rút quai bị gây ra, thuộc nhóm vi rút được gọi là paramyxovirus. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng nhẹ như nhức đầu, sốt và mệt mỏi. Nhưng sau đó, nó thường dẫn đến sưng tấy nghiêm trọng ở một số tuyến nước bọt (viêm tuyến mang tai) khiến má sưng húp và quai hàm sưng tấy, mềm.
Các triệu chứng của bệnh quai bị
Triệu chứng chính: Tuyến nước bọt quanh mang tai (vị trí giữa tai và hàm) bị sưng đau. Tình trạng sưng tấy (viêm tuyến mang tai) này khiến má trẻ phồng lên, quai hàm sưng lên ở một hoặc cả hai bên mặt. Trung bình cứ 10 trẻ mắc quai bị thì có ít nhất 7 trẻ bị viêm tuyến mang tai.
Sốt
Đau đầu
Đau cơ
Mệt mỏi
Ăn mất ngon
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh quai bị có thể ảnh hưởng đến các cơ quan của trẻ như: não, tuyến tụy, tinh hoàn hoặc buồng trứng.
Cha mẹ cần liên hệ ngay bác sĩ nếu trẻ phát triển bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau đây:
Sốt cao
Đau đầu dữ dội
Cổ cứng
Đau bụng
Nôn mửa
Co giật
Sưng đau bìu và tinh hoàn
Nguyên nhân gây bệnh quai bị là gì?
Virus quai bị là một loại paramyxovirus, gây ra bệnh quai bị. Loại virus này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp như nước bọt hoặc giọt bắn của người bị nhiễm bệnh. Trẻ có thể mắc bệnh quai bị do:
Tiếp xúc với nước bọt hoặc giọt bắn của người bị quai bị khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện
Dùng chung đồ vật với người bị quai bị
Một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh quai bị cao hơn. Những nhóm này bao gồm:
Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Những người đi du lịch quốc tế, tới những vùng có người nhiễm bệnh.
Những người không được tiêm chủng ngừa virus.
Những người sống ở khu vực gần nhau, chẳng hạn như khuôn viên trường học.
Bệnh quai bị thường ảnh hưởng nhất đến trẻ em từ 2 đến 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người lớn vẫn có thể mắc bệnh quai bị mặc dù đã được chủng ngừa. Điều này xảy ra do khả năng miễn dịch của vắc-xin suy yếu sau vài năm.
Bệnh quai bị được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng của trẻ nhỏ và thực hiện khám sức khỏe. Họ có thể chẩn đoán bệnh quai bị dựa trên dấu hiệu tuyến nước bọt bị sưng tấy.
Bác sĩ có thể yêu cầu trẻ xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để chẩn đoán bệnh quai bị. Họ sẽ lấy mẫu dịch trong cổ họng của trẻ và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm virus quai bị. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để giúp chẩn đoán bệnh quai bị hoặc loại trừ các tình trạng và vi rút khác có thể gây viêm tuyến mang tai.
Bệnh quai bị được điều trị như thế nào?
Không có cách điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị ở trẻ. Bệnh phải tự khỏi và thường tự khỏi trong vòng vài tuần. Điều trị quai bị tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng của trẻ để giúp trẻ cảm thấy thoải mái nhất có thể. Các bước sau đây có thể giúp kiểm soát các triệu chứng:
Uống nhiều nước
Súc miệng nước muối ấm
Ăn thức ăn mềm, dễ nhai
Tránh các thực phẩm có tính axit khiến miệng trẻ chảy nước miếng
Chườm ấm hoặc chườm mát để tuyến nước bọt bớt sưng
Dùng các loại thuốc không chứa aspirin như acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt và giảm đau. Lưu ý: Không nên cho trẻ nhỏ bị quai bị dùng aspirin. Trẻ nhiễm virus như quai bị dùng aspirin có thể mắc hội chứng Reye, một căn bệnh nguy hiểm gây suy gan, sưng não và thậm chí tử vong.
Bệnh quai bị khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, do đó, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Hạn chế cho trẻ vận động mạnh, chạy nhảy khi bệnh chưa được chữa trị hoàn toàn, nhất là các trẻ nam vì điều này có thể dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn, khiến trẻ bị vô sinh.
Đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như nôn ói nhiều, đau đầu ,đau bụng…
Ngoài ra, quai bị là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, giọt bắt chứa virus của người bệnh khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Do đó, khi trẻ bị mắc bệnh quai bị, cha mẹ nên thông báo cho giáo viên quản lý của trẻ và cho trẻ cách ly tại nhà, tránh để bệnh lây lan cho những trẻ khác.
Bệnh quai bị có thể phòng ngừa được không?
Quai bị là một bệnh có khả năng phòng ngừa cao nhờ hiệu quả của vắc xin ngừa quai bị. Trẻ nhỏ thường được tiêm vắc xin ngừa quai bị với vắc xin kết hợp để bảo vệ chống lại bệnh sởi , quai bị và rubella .
Trẻ em thường được tiêm hai liều vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR) như một phần trong lịch tiêm chủng cho trẻ. Trong đó, mũi tiêm đầu tiên khi trẻ 12 -15 tháng tuổi và mũi thứ hai trong độ tuổi từ 4 đến 6.
Vắc-xin MMR rất an toàn và hiệu quả. Nó ngăn ngừa bệnh quai bị tới 90%. Hầu hết trẻ em không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào từ vắc-xin. Bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra đều nhẹ. Vắc xin quai bị có thể gây phát ban, sốt hoặc đau nhẹ ở chỗ tiêm. Rất hiếm khi trẻ có thể bị dị ứng với vắc xin MMR. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ khó thở, mệt mỏi, da mặt tái nhợt hoặc thở khò khè sau khi tiêm vắc xin.
Quai bị là một bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng và kiểm soát tốt. Chính vì vậy, cha mẹ nên chủ động cho trẻ tiêm phòng vắc xin đầy đủ, chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa những biến chứng không mong muốn.
Nếu các bố mẹ thấy con có biển hiện của bệnh quai bị có thể liên hệ Phòng khám chuyên Khoa Nhi- Tai Mũi Họng Pharmakids qua số Hotline HOTLINE:0899 766 566 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂYđể được hỗ trợ chi tiết hơn