7 ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI

7 ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI

 Bệnh Sởi đang có xu hướng gia tăng mạnh trên toàn quốc. Đây  là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... thường gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh. Bài viết dưới đây là 7 Điều bố mẹ cần biết để bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi

Thứ nhất bố mẹ hiểu rõ bệnh Sởi là gì: 

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ paramyxovirus gây ra với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ. 

Bệnh lây qua đường hô hấp, có xu hướng phát triển mạnh vào mùa Đông – Xuân và dễ bùng phát thành dịch.

Cơ chế lây truyền của Sởi

Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi nên có tính lây truyền cao và lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh qua giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi, nói chuyện,…. 

Ngoài ra bệnh có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của người bệnh.

Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh sởi

Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên trẻ nhỏ người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc xin trước đây là đối tượng có nguy cơ cao nhất

Mức độ nguy hiểm của sởi 

Bệnh sởi có thể lây lan trên diện rộng , với tốc độ và phạm vi lây lan mạnh hơn cúm và thủy đậu rất nhiều.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi

Triệu chứng điển hình khi mắc sởi

 Biểu hiện điển hình của sởi là:

  • Sốt cao: sốt liên tục  ≥ 39 độ C. Trẻ có thể kèm theo tình trạng chảy nước mũi, hắt hơi. 

  • Sau đó khi sốt khoảng 3-4 ngày xuất hiện phát ban thứ tự ban mọc: sau tai, gáy, trán, mặt, thân mình, chân.

Phát ban sởi ở trẻ 

Phát ban do sởi và phát ban thông thường khác nhau 

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý rất dễ bị nhầm lẫn do có nhiều triệu chứng tương đồng khi khởi phát bệnh. 

Phân biệt phát ban sởi và phát ban thông thường

Tiêm phòng sởi đầy đủ

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng để chủ động phòng tránh bệnh

Đồng thời bố mẹ thực hiện các biện pháp khác để phòng bệnh như:

  • Đeo khẩu trang cho trẻ ở nơi đông người.

  • Vệ sinh tay thường xuyên.

  • Che miệng khi ho.

  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ nhằm tăng sức đề kháng.

  • Cách ly trẻ mắc bệnh sởi, tránh tập trung nơi đông người khi có dịch.

  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn điều trị kịp thời.

Sởi là một bệnh có thể nguy hiểm nếu trẻ gặp các biến chứng không mong muốn. Chính vì vậy, hiểu rõ về bệnh sởi ở trẻ giúp cha mẹ phòng ngừa hoặc phát hiện sớm tình trạng bệnh để chăm sóc và điều trị kịp thời cho trẻ. Mọi thắc mắc cha mẹ vui lòng liên hệ Phòng khám chuyên khoa nhi Pharmakids hoặc qua số hotline: 0899 766 566 để được hỗ trợ.
Tags: sởi
Bài sau