Về bản chất, nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ là do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống. Có nhiều yếu tố góp phần gây ra tình trạng này ở trẻ.
Suy dinh dưỡng ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất mà còn khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng và ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp. Hiểu về nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ giúp cha mẹ khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
1. Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất dinh dưỡng không chỉ liên quan đến việc trẻ không ăn đủ các loại thực phẩm phù hợp mà còn xảy ra ở trẻ ăn quá nhiều thực phẩm không phù hợp.
Giai đoạn trẻ ăn dặm: Theo khuyến cáo y tế, thời điểm cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất là 6 tháng tuổi. Nhiều cha mẹ cho con ăn quá sớm hoặc quá muộn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
Với trẻ ăn dặm quá sớm, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa “sẵn sàng” khiến trẻ khó hấp thu thức ăn và khó tiêu. Với trẻ ăn dặm quá muộn sẽ dẫn đến thiếu năng lượng, thiếu máu… dẫn đến tăng trưởng chậm.
Với trẻ khác: Các nhóm dưỡng chất rất quan trọng với hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ không được bổ sung đầy đủ các nhóm chất: Glucid, protid, lipid, chất xơ, vitamin và chất khoáng ảnh hưởng đến khả năng phát triển và hấp thu dinh dưỡng của trẻ.
Hiện nay, có nhiều cha mẹ không chú ý đến vấn đề cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho trẻ. Thay vào đó, cha mẹ cho trẻ ăn các món ăn khoái khẩu của con và lặp lại một khoảng thời gian dài, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ngoài ra, khi cha mẹ chọn thực phẩm chế biến cho con, chú ý nên lựa chọn thực phẩm tươi sống, hạn chế thực phẩm đông lạnh làm giảm giá trị dinh dưỡng và mùi vị của thức ăn.
2. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Các vi khuẩn có lợi (85%) và vi khuẩn có hại (15%) lập nên một hệ cân bằng vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột giúp kích thích miễn dịch, nâng cao đề kháng và bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh. Trẻ có hệ vi sinh đường ruột tốt giúp đảm bảo khả năng tiêu hóa và hấp thu.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân: sử dụng kháng sinh kéo dài, thức ăn nhiễm khuẩn, bệnh về đường tiêu hóa… khiến trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Những trẻ này thường gặp tình trạng giảm hấp thu dẫn tới suy dinh dưỡng.
3. Trẻ sinh non hoặc mắc các bệnh lý khác
Trẻ sinh non có nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng hơn những trẻ khác. Trẻ sinh non có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ sơ sinh ở thời điểm cai sữa. Bệnh tim bẩm sinh, ung thư ở trẻ em, xơ nang và các bệnh lâu dài khác là những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến suy dinh dưỡng.
4. Vấn đề sức khỏe tâm thần
Một số vấn đề về rối loạn tâm thần cũng sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bé như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói và các rối loạn ăn uống khác. Khi bị người lớn ép buộc ăn uống quá mức, trẻ dễ sinh ra tâm lý sợ hãi, ám ảnh về thức ăn và sẽ dẫn tới bệnh chán ăn gây ra suy dinh dưỡng.
5. Sức khỏe bà mẹ kém cũng có thể gây suy dinh dưỡng ở trẻ
Những bà mẹ bị suy dinh dưỡng khi mang thai có thể gặp các biến chứng khi sinh con. Trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng khi mẹ suy dinh dưỡng.
Chúng tôi biết rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời của trẻ sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe kéo dài đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu người mẹ quá suy dinh dưỡng để cho con bú, những lợi ích sức khỏe này có thể không được truyền lại và trẻ có thể có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển.
Giai đoạn bào thai: Trong giai đoạn mang thai người mẹ không ăn uống đầy đủ, khiến trẻ thiếu dinh dưỡng cần thiết nên có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sinh non không đủ tháng kèm theo là tình trạng sinh non khi bé chưa đủ tháng.
Giai đoạn cho con bú: Khi con được sinh ra, mẹ bị mất sữa, hoặc vì một lý do nào đó phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa công thức, hoặc cho con cai sữa quá sớm… sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra nó còn làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ nhỏ do không nhận đủ nguồn dinh dưỡng và các kháng thể từ nguồn sữa mẹ dẫn đến trẻ gầy, yếu ớt, chậm phát triển hơn những đứa trẻ cùng độ tuổi.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ khiến trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết hoặc giảm khả năng hấp thu. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này, cho trẻ đi khám dinh dưỡng sớm giúp trẻ thoát khỏi tình trạng “báo động” này.